Chùa Bái Đính là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Ninh Bình, nơi tiếp đón hàng ngàn Phật tử lui tới quanh năm. Ngôi chùa mang nét kiến trúc đẹp mắt từ vẻ hoành tráng của các tượng Phật đến mô hình trùng điện. Nơi đây được công nhận là trung tâm Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á. Nếu bạn đang có ý định ghé thăm nơi đây, đừng bỏ qua chia sẻ của Du lịch Việt trong bài viết sau.
Giới thiệu vài nét về chùa Bái Đính
Mục lục
Nằm trên ngọn núi Bái Đính với quy mô rất lớn, không chỉ thu hút đông đảo du khách và phật tử trong nước mà còn là điểm đến không thể bỏ qua của nhiều khách tham quan quốc tế. Chính vì vậy, ngôi chùa đánh giá cao về biểu tượng văn hoá tâm linh quan trọng của Việt Nam. Cụ thể:
Lịch sử chùa
Từ triều đại phong kiến nhà Đinh, Tiền Lê và Lý đã quan tâm đạo Phật và coi như quốc giáo. Các vị vua cho xây dựng nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính trên đỉnh Tràng An.
Chùa có lịch sử lâu đời, giữ lại nhiều chi tiết kiến trúc cũng như cổ vật từ thời Lý. Nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt, đất sinh vua, thánh và thần. Nơi này từng là địa điểm Đinh Tiên Hoàng đặt giàn tế trời. Năm 1997, ngôi chùa được công nhận là di tích quốc gia với giá trị lịch sử – văn hóa – cách mạng.
Du lịch chùa Bái Đính đẹp nhất trong khoảng thời gian nào?
Khi mùa xuân bắt đầu, vào thời điểm từ tháng 1 đến tháng 3 lịch âm, thời tiết trở nên ấm áp và dễ chịu. Tạo điều kiện lý tưởng để khám phá Bái Đính – Tràng An.
Trong khoảng thời gian này, du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng hoạt động văn hoá truyền thống độc đáo. Kết hợp giữa tham quan cảnh đồi núi non xanh bạt ngàn, tham gia lễ hội cầu may tại chùa, du khách sẽ có trải nghiệm trọn vẹn nhất tại điểm du lịch tâm linh Bái Đính.
Cách di chuyển đến chùa Bái Đính phổ biến
Để đến Bái Đính, hãy tham khảo cách di chuyển bằng một số phương tiện sau:
- Xe máy: Tự lái xe máy theo quốc lộ 1A từ trung tâm thành phố, theo biển chỉ dẫn về chùa giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Xe khách: Nếu di chuyển từ các tỉnh hoặc Hà Nội, hãy chọn chuyến xe khách đến Ninh Bình từ bến Mỹ Đình hoặc Giáp Bát. Mức vé khoảng 70k – 80k. Khi đến bến Ninh Bình, chuyển sang xe bus hoặc taxi đến chùa.
- Tàu hoả: Du khách cũng có thể chọn đi tàu hoả từ Hà Nội xuống ga Ninh Bình và tiếp theo di chuyển bằng bus.
Những địa điểm nên ghé thăm khi du lịch chùa Bái Đính
Với tuổi đời hơn 1000 năm, kiến trúc chùa phản ánh rõ ràng nét đẹp cổ kính từ thời xưa. Mặc dù những khu chùa mới được xây dựng hoành tráng và đồ sộ, nhưng vẫn giữ lại sự hài hòa truyền thống. Khi đến thăm, bạn được trải nghiệm không gian trong lành và yên bình nhất. Tại đây, du khách có thể tham quan các điểm như sau:
Ghé thăm đền thờ thánh Nguyễn
Ngôi đền thuộc quần thể chùa Bái Đính, xây dựng tựa núi nhìn sông. Đây là nơi thờ phụng thiền sư Nguyễn Minh Không – danh y nổi tiếng chữa bệnh giúp người dân. Đồng thời, ông cũng được xem như tổ sư nghề đúc đồng.
Hang Sáng và động Tối
Khi leo qua 300 bậc đến cổng Tam Quan, du khách sẽ bắt gặp 2 ngã ba nằm ở chân dốc. Đó là nơi bắt đầu của 2 con đường dẫn đến hang Sáng và động Tối. Hang Sáng là nơi linh thiêng dành riêng cho thờ phượng thần và Phật. Đúng như tên gọi, hang Sáng xuất phát từ ánh sáng tự nhiên chiếu khắp nơi với diện tích rộng khoảng 15 mét, cao hơn 2 mét và dài 25 mét, tạo nên không gian linh thiêng chân Phật.
Xem thêm: Núi Yên Tử – Chốn Linh Thiêng Nổi Tiếng Tại Quảng Ninh
Giếng Ngọc chùa Bái Đính
Tương truyền, nước giếng Ngọc được thiền sư Nguyễn Minh Không dùng làm thuốc chữa bệnh cho vua chúa và người dân. Miệng giếng có đường kính gần 30cm, sâu khoảng 6 mét. Ngoài ra, diện tích lên tới 6000 mét vuông với 4 góc là 4 tầng hình bát giác độc đáo.
Tháp chuông và tượng Di Lặc Bái Đính
Tháp chuông là một trong những công trình đồ sộ của kiến trúc chùa Bái Đính mới, nằm trong quần thể khu di tích. Tháp được xây dựng bằng bê tông giả gỗ, mô phỏng theo phong cách cổ xưa tạo ra phong cách đặc trưng cho nơi đây.
Bên cạnh đó, tượng phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam có trọng lượng khoảng 80 tấn, cao 10 mét và được đặt tại đỉnh ngọn đồi cao lớn. Từ vị trí bức tượng, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp tuyệt vời của quần thể chùa.
Hành lang La Hán
Khi đến chùa Bái Đính, một điểm đặc biệt mà bạn không thể bỏ lỡ chính là hành lang La Hán. Bao gồm 234 gian nối liền 2 đầu Tam Quan với nhau. Công trình gây ấn tượng bởi chiều dài 1052 mét, sở hữu không dưới 500 tượng các vị La Hán được chế tác tinh xảo từ đá xanh nguyên khối. Bạn chắc chắn phải ngạc nhiên và thích thú khi đến tham quan nơi đây.
Chùa Bái Đính không chỉ là nơi thờ phụng tín ngưỡng Phật giáo, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn yêu cái đẹp và hoà mình vào cảnh sắc non nước Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ của Du lịch Việt giúp du khách có dấu ấn sâu sắc về nét kiến trúc hùng vĩ và yên bình tại nơi đây.